Khóa thẻ từ, khoá thẻ từ khách sạn, khoá cảm ứng, khoá vân tay, khoá mã số, khoá điện tử, khoá thông minh, nhà thông minh, điện khách sạn, thiết bị điện khách sạn, thiết bị điện khách sạn thông minh, chấm công, kiểm soát ra vào, minibar, tủ mát, két sắt, hotel lock, online lock, khoá căn hộ, smart lock, intelligent lock, kiểm soát thang máy.
Minibar xuất hiện từ năm 1963, nhưng phải 11 năm sau, nó mới thực sự được sử dụng rộng rãi.
Minibar là một chiếc tủ lạnh nhỏ, bên trong chứa đồ ăn nhẹ như socola, snack… và đồ uống như bia, rượu, soda, nước ngọt…. Mỗi phòng khách sạn đều có một mini bar như vậy để phục vụ khách thuê.
Tuy nhiên, giá của những món đồ ở quầy mini bar thường lại chẳng “mini” chút nào.
Bạn sẽ phải trả 6-8 USD một chai nước, hay 5 USD cho một gói snack nhỏ. Giá cả của các món đồ tùy thuộc vào từng khách sạn, nhưng chúng thường rất đắt và không ít người sau khi xem bảng giá đã không muốn sử dụng.
Vậy tại sao đồ ở đây cũng giống ở siêu thị, nhưng lại đắt như vậy?
Chuyên gia nghiên cứu về mảng du lịch Gail Hughes tiết lộ trên News, lý do đồ ăn trong quầy mini bar phòng khách sạn thường đắt đỏ vì nó thuận tiện. “Hãy nghĩ mà xem, nửa đêm bạn bỗng thấy đói và bạn muốn ăn một thanh socola, hay nhâm nhi một ly soda. Nhưng cửa hàng thì quá xa và bạn đành ôm bụng đói đi ngủ. Nhưng mini bar giải quyết mọi vấn đề đó cho bạn. Điều bạn cần làm là ra khỏi giường, và mở cửa tủ lạnh”.
Nhiều du khách cho biết họ thường nhận phòng, mở mini bar ra xem đồ, kiểm tra giá tiền và… đóng cửa tủ lạnh lại.
Còn theo Quora, chúng đắt vì khách sạn có quyền bán mọi thứ theo ý của mình.
Ngoài ra, khách sạn để giá cao vì họ muốn khuyến khích khách hàng không ăn đồ trong tủ lạnh. Thay vào đó, mọi người sẽ xuống ăn các thứ trong nhà hàng hoặc quầy bar khách sạn. Bằng cách này, khách sạn sẽ tăng thêm doanh thu.
Tuy nhiên, cũng vì đồ ăn trong mini bar thường đắt và không phong phú, nên nhiều người thuê phòng không sử dụng dịch vụ này. Ngoài ra, nhiều du khách đã lén tráo đồ trong quầy mini bar. Họ lấy đi những thứ tốt và để vào đó những thứ kém chất lượng, rẻ tiền hơn.
Nhiều người thậm chí còn ăn trộm đồ đựng trong tủ lạnh nhỏ đó, và dứt khoát không chịu trả tiền.
Nhân công cũng là một vấn đề đau đầu với nhiều khách sạn, vì có thêm quầy bar nhân viên sẽ phải mất thêm thời gian để kiểm tra mọi thứ trong đó trước khi khách check-out. Ví dụ với một khách sạn 150 phòng, thời gian để một nhân viên kiểm tra quầy bar là 5 phút. Vậy để kiểm tra toàn bộ đồ ăn trong tủ lạnh mỗi phòng, một ngày nhân viên dọn phòng phải mất 12,5 tiếng. Đây là khoảng thời gian được nhiều chuyên gia đánh giá là lãng phí. Khách sạn cũng phải trả thêm chi phí cho hoạt động kiểm tra này.
Ngoài ra, không phải lúc nào đồ ăn trong tủ lạnh cũng được khách dùng hết. Do đó, số lượng đồ ăn hết hạn khách sạn bỏ đi cũng chiếm một khoản tiền không nhỏ.
Với những lý do trên, ngày nay nhiều khách sạn trên thế giới đã gỡ bỏ mini bar trong phòng khách sạn như Hyatt hay Hilton. Một số còn lại thì tính luôn mọi thứ vào tiền phòng.
Giám đốc điều hành khách sạn Adelphi ở Melbourne, Dion Chandler cho biết: “Nếu ai nói với tôi về sự đắt đỏ trong quầy bar ở phòng, tôi sẽ cười ngay. Vì tại khách sạn của chúng tôi, mọi thứ đều miễn phí. Bạn có thể mang mọi thứ trong chiếc tủ lạnh nhỏ xinh đó về nhà”.
Mini bar xuất hiện từ đầu những năm 1960, khi một công ty Đức giới thiệu dịch vụ mới này tại các khách sạn cao cấp. Nơi đầu tiên sử dụng nó là khách sạn Madiscon ở Washington DC, Mỹ vào năm 1963. Nó trở nên nổi tiếng và phổ biến khắp thế giới khi khách sạn Hilton Hong Kong cung cấp rượu cho khách thuê phòng tại mini bar vào năm 1974. Sau đó, hoạt động này xuất hiện trong chuỗi khách sạn của Hilton, khiến mini bar trở nên phổ biến như ngày nay.